K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2022

tham khảo

 

Từ bao giờ, những câu hát du dương cứ ngân vang mãi trong lòng tôi, đó là những câu hát về người thầy, người cô vẫn “lặng lẽ đi về sớm khuya, từng ngày giọt mồ hôi rơi nhẹ trang giấy”. Đúng thế, những con người vĩ đại đã hi sinh, đã cống hiến để khi tóc thầy bạc chúng em vẫn còn xanh, khi tóc thầy bạc trắng, chúng ta đã khôn lớn rồi, chính thanh xuân của họ đã nuôi dưỡng thanh xuân nhỏ bé của ta, và giúp nó trở nên ý nghĩa gấp bội phần.

Thầy cô là những người đưa đò cần mẫn, còn chúng ta là những khách đi đò. Nhưng mấy ai qua sông còn nhớ người lái đò năm ấy, nhớ những giọt mồ hôi thầm lặng rơi, nhớ những nụ cười hay những giọt nước mắt rỏ xuống biết bao lần cùng thanh xuân nhỏ bé này. Trong hành trình dài rộng của cuộc đời, trong những bài học cuộc sống dạy ta sau mỗi lần vấp ngã, trong những yên vui có khi lớn lao có khi bình dị luôn có bóng dáng người lái đò nhỏ bé thiêng liêng. Họ tạc vào núi sông những tên tuổi làm rạng danh non sông. Họ đã cống hiến và hy sinh hết mình cho tương lai của dân tộc, vì sự nghiệp chung một cách nhiệt thành và máu lửa nhất. phải chăng vì vậy mà có câu hát cứ mãi bồi hồi “trái tim em đỏ rực như hoa phượng thắm”.

 

Người cha, người mẹ có công ơn sinh thành dưỡng dục, và người thầy sẽ là người khuất sau bước đi của ta, đồng hành và cung cấp cho ta những kho tri thức quý báu để chinh phục những ngọn núi của cuộc đời. Đến trường, ta đâu chỉ được học những kiến thức về văn hóa, xã hội mà đó trong từng lời giảng thấm trong câu chữ là tấm lòng của người giáo viên nhân dân mong gửi gắm cho ta những bài học làm người sâu sắc để ta trưởng thành. Có ai qua sông mà không bao giờ phải nhờ đò, có ai lớn lên mà không qua những lời giảng của thầy cô. Những đêm ngày “giáo án gối đầu giường” ấy luôn nung nấu và cũng chỉ bồn chồn một tâm niệm làm sao cho chúng ta cập bến thành công, cho xứng với công cha nghĩa mẹ, với hy vọng của dân tộc. Họ đến và đi thầm lặng, họ yêu và thương chúng ta vô điều kiện, họ chỉ đơn giản là những người làm vườn, cặm cụi vun trồng, bón, xới để ta là những mầm xanh được phát triển khỏe mạnh ra hoa kết trái tốt lành.

Chúng ta là những người được dìu dắt, bảo ban yêu thương và nâng đỡ, hơn ai hết chúng ta cần thấm nhuần truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo của dân tộc để có thể phát triển bền vững, không quên đi cội nguồn, gốc rễ của mình. Trong dòng đời vội vàng tấp nập, đôi lúc cần sống chậm lại để chiêm nghiệm về những người đồng hành xung quanh, đừng chỉ biết lao đi như những con thiêu thân mà quên đi những giá trị vĩnh hằng đang tồn tại, quên đi những người thiêng liêng cho ta một nền tảng vững chãi, tuyệt vời.

Thầy cô, thiêng liêng và ý nghĩa hơn cả hai tiếng ấy, đó là tình yêu, là sự biết ơn và kính trọng. Đó là bông hoa cứ mãi ngát hương, cứ mãi tỏa sáng với cái tâm và cái tài của mình.

8 tháng 4 2022

Tham khảo:

Trong một đời người, ai mà không có những thời cấp một, cấp hai, những thời đi học cùng bạn bè, những thời “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”. Ôi! Sao cứ mồi lần nhớ lại là tôi rất muốn dược quay lại thời gian ấy, sao mà thân thương quá! Nhân ngày 20/11, tôi quay lại trường xưa và thấy nhiều thứ thay đổi quá. Cái hồ cá bây giờ đã lớn hơn ngày trước, vậy mà tôi cứ ngỡ đó là một thế giới to lớn đã được thu nhỏ lại. Tôi cồn nhớ cây bàng ngày nào vẫn chỉ bằng tôi, nhưng giờ đây nó đã trở thành một cây bàng cao to, vĩ đại như cây cột đình. Tôi còn nhớ những giàn mướp được trồng trước ban công giờ lại được thay bằng những chậu hoa lan màu trắng. Căn – tin trường được sửa sang đẹp hơn. Tôi còn thấy những chỗ mà chúng tôi hay chơi đá cầu, đá bóng dưới gốc cây phượng vĩ. Những kỉ niệm chợt ùa về trong chốc lát. Mọi thứ giờ đây đã khác đi rất nhiều. Tuy giờ đã là một học sinh cấp hai nhưng tôi vẫn còn quý trọng những kỉ niệm đẹp về thầy cô, mái trường và bạn bè cùa mình. Những kỉ niệm này sẽ không bao giờ phai nhòa trong tôi.

13 tháng 12 2018

Những năm học tiểu học vừa qua, em đã học rất nhiều thầy cô giáo. Tuy bài giảng đến từ mỗi thầy, cô đều thật hay và ý nghĩa, nhưng em vẫn nhớ nhất là cô Hà.

Năm cô dạy lớp em, cô cũng không còn trẻ, vì mái tóc thầy đã ngả hoa râm. Dáng người cô hơi gầy, tác phong điềm tĩnh và nước da hơi rám nắng của cô khiến bất cứ ai đã nhìn là nhớ mãi. Nhưng điểm nổi bật nhất của cô có lẽ là đôi mắt. Đôi mắt cô hơi trĩu xuống, nhưng khi nhìn lướt qua thì khó có thể thấy, vì nó luôn bị che khuất bởi cặp kích dày của cô. Hàng ngày, cô đến trường, ăn mặc cũng không khác bình thường là mấy, vẫn chỉ là áo sơ mi, quần tây, trên tay xách chiếc cặp đen, trông cô thật giản dị, gần gũi. 

Những ngày có tiết trên lớp, thường thì cô không bỏ buổi nào, ngay cả khi có những việc như việc gia đình, sức khoẻ làm cô buồn phiền đi nữa. Những giờ lên lớp của cô, các bạn ai cũng chăm chú nhìn lên bảng, năng phát biểu ý kiến, vì bài giảng của cô không bao giờ thiếu mất sự thú vị, làm chúng em thêm say mê học tập. Những lúc chúng em tiến bộ, cô lại khích lệ làm em thêm vui và cố gắng học tập hơn. 

Trong mỗi buổi họp hay sau mỗi tiết dự giờ, các thầy cô thường trao đổi với nhau về cách giảng dạy cho bài học thêm cuốn hút. Rồi trong những ngày tập khai giảng đầu năm học, hay các buổi biểu diễn văn nghệ trường, cô tham gia nhiệt tình lắm… Nhiều lúc có ai gặp chuyện vui buồn, cô đều chia sẻ, cảm thông. Có lẽ cũng vì vậy, mà các thầy cô giáo đều rất quí mến cô, như một người đồng nghiệp tốt, một người bạn thân.

Trong mỗi buổi họp phụ huynh, cô luôn nắm chắc kết quả học tập, sự cố gắng, phấn đấu của từng bạn để thông báo với cha mẹ chúng em. Nhờ sự quan tâm tận tình của cô mà cha mẹ em đã phần nào hiểu được những hoạt động của em ở lớp, ở truờng. Vậy nên, mẹ em luôn liên lạc với cô mỗi tối thứ bảy, trao đổi với cô về tinh hình học tập của em…

Mỗi lần đi qua nhà cô buổi sáng, em đều thấy cô tưới nước cho cây cối, vườn tược. Hình ảnh một cô giáo đứng trên bục giảng không khác nhiều so với cô lúc ấy, vẫn rất giản dị nhưng đầy thân thương. 

13 tháng 12 2018

Ai ai trong cuộc đời học sinh cũng có một người thầy hay một người cô giáo mà mình yêu mến, kính trọng. Em cũng vậy. Trong năm năm học tiểu học, có nhiều cô dạy em và cô nào em cùng yêu mến, kính trọng nhưng người khiến em yêu mến nhất chính là cô Mai.

Cô Mai là giáo viên chủ nhiệm của em khi học lớp năm dưới mái trường tiểu học. Lương Thị Tuyết Mai là tên cô. Ôi! Cái tên mới đẹp làm sao! Cô có vóc dáng hơi mập nhưng khá cao. Em được biết cô năm nay bốn mươi tuổi nhưng em thấy cô như trẻ hơn cái tuổi của mình. Khuôn mặt cô hình trái xoan rất đẹp. Mái tóc cô dài, óng ả, có màu đen nhánh thường được cô buộc lên cao cho gọn. Trông cô thật trẻ trung khi buộc cao tóc lên bởi vì mái tóc đó rất hợp với khuôn mặt hình trái xoan của cô. Cô có một đôi mắt rất đẹp, nổi bật trên khuôn mặt. Dưới đôi mắt tinh anh kia là một cái mũi dọc dừa, thanh tú làm sao! Cô rất hay cười và mỗi lần cười cô lại để lộ hàm răng trắng tinh, đều tăm tẳp đằng sau đôi môi đỏ tươi. Nước da cô trắng ngần, tuyệt đẹp. Mỗi khi cô bước đi trên bục giảng là tà áo dài tím lại phấp phới bay. Trong lớp em, ai cũng bảo là cô đẹp nhất trường. Đứa nào cũng ước được đẹp giống cô một chút thôi cũng được.

Cô Mai là một giáo viên nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề; đi dạy đã gần hai mươi năm. Cô Mai rất thương yêu học sinh và lúc nào cũng muốn giúp đỡ học trò học giỏi, đạt kết quả tốt. Trong lớp em năm đó có khoảng chừng bảy bạn học không tốt. Cô liền dạy phụ đạo thêm cho các bạn đến khi nào các bạn tiến bộ hẳn và cô không nhận một đồng nào từ phụ huynh. Cô còn cố gắng đến trường sớm để cùng truy bài với chúng em. Không những vậy, cô còn quan tâm giúp đỡ các bạn nghèo, khó khăn. Bằng chứng là cô Mai đã đến tận nhà các bạn nghèo để tặng quà, làm ba mẹ các bạn rất cảm động. Có lần bạn Tú Anh bị bệnh nặng phải nghỉ học cả tuần, cô liền đến thăm và nhờ chúng em chép bài hộ bạn. Các phụ huynh và chúng em rất cảm động trước tấm lòng yêu thương rộng lớn của cô đối với học sinh. Mẹ em bảo rằng: “Cô Mai đúng là một giáo viên giỏi, tận tâm với học sinh. Mẹ rất mừng vì con được cô dạy học.”. Em thầm nghĩ rằng mẹ nói thật đúng vì cô Mai là giáo viên giỏi, tận tâm khi mà chúng em không hiểu chỗ nào là cô sãn sàng giảng lại kĩ hơn cho chúng em hiểu. Em thấy mình may mắn khi được vào học lớp cô.

Đối với đồng nghiệp, cô Mai luôn vui vẽ, cởi mở và cô luôn dìu dắt các đồng nghiệp trẻ. kính trọng các thầy cô lớn tuổi hơn mình. Em được biết rằng, gia đình cô chẳng khá giả gì. Chồng cô là thương binh luôn yếu ớt và bệnh tật. Cô còn có hai con nhỏ nên gia đình luôn gặp khó khăn nhưng cô lại bỏ tiền túi ra để mua quà thưởng cho các bạn học giỏi, chăm ngoan. Em thấy cô thật đáng khâm phục. Hôm có kết quả thi cuối kì hai, cô đã thưởng cho các bạn cao điểm nhất một cây bút máy màu xanh rất đẹp mà đến giờ em vẫn còn giữ.

Bây giờ em đã trở thành một học sinh lớp bảy, nhưng em vẫn nhớ đến người giáo viên dạy mình năm lớp Năm. Em thật sự yêu mến, kính trọng và rất khâm phục cô Mai. Đến giờ em vẫn chưa thể về trường cũ thăm cô được. Em cảm thấy mình thật có lỗi khi ngày 20/11 không về thăm cô. Cô Mai là người em yêu mến, kính trọng vì cô là giáo viên hết sức thương yêu học sinh. Em luôn mong cô được khoẻ mạnh, hạnh phúc, được học sinh yêu mến. Cô Mai ơi, một ngày nào đó em sẽ về thăm cô!

17 tháng 8 2021

Tham khảo:

Cô Mai Chi là giáo viên chủ nhiệm lớp một của em. Cô là một cô giáo rất nghiêm khắc. Cô Mai Chi có dáng người mảnh mai. Khuôn mặt tròn, làn da trắng hồng. Đôi mắt sáng luôn nhìn chúng em đầy trìu mến. Em thích nhất là mái tóc dài và mềm mượt của cô. Cô rất hay mặc áo dài đến lớp. Những ( trợ từ ) lúc đó, chúng em cảm thấy cô vô cùng xinh đẹp. Vào những giờ học, chúng em đều chăm chú lắng nghe cô giảng bài. Ôi! ( thán từ )Giọng nói của cô Chi mới trầm ấm và nhẹ nhàng. Cô rất tận tình với chúng em. Chỉ cần có một bạn không hiểu bài, cô luôn kiên nhẫn giảng lại, để cả lớp cùng hiểu hơn. Em thích nhất là những giờ học môn tiếng Việt đầy bổ ích, vui vẻ. Với chúng em, cô Mai Chi giống như một người mẹ thứ hai vậy.

17 tháng 8 2021

Mình cảm ơn.

12 tháng 6 2018

Cho mãi đến tận bây giờ, hình ảnh cô giáo Huyền vẫn còn in đậm trong trí nhớ của em. Cô Huyền — người cô đầu đời đã dạy em năm học đầu tiên ở trường Tiểu học, năm lớp Một.

Cô Huyền có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy, đầv đặn và cân đối. Em không biết chính xác cô bao nhiêu tuổi chi biết rằng cô còn rất trẻ, trẻ hơn mẹ em rất nhiều. Hàng ngày đến lớp, cô thường mặc những chiếc áo dài màu nhạt, lúc thì màu xanh da trời hay đọt chuối, lúc thì hồng phấn hay tím cà, cũng có lúc trắng tinh như màu muối biển, rất hợp với dáng hình và độ tuổi xuân xanh của cô.

Mái tóc cô đen huyền, óng ả như màu than đá lại mềm mại mịn màng như những sợi tơ luôn buông xõa đến quá vai. Khuôn mặt trái xoan được trời phú cho một cặp mắt trong xanh với đôi hàng mi dày và cong vút tưởng như cô đeo mi giả. Chiếc mũi tuy không cao nhưng lại rất hợp với khuôn mặt. Mỗi lần cô cười trông cô tươi và xinh hơn cả những diễn viên, người mẫu. Hàm răng trắng như mây trời lại được tô điểm bằng một chiếc răng khểnh bên trái khóe miệng làm cho nụ cười vốn đã rất tươi lại còn tươi hơn, hấp dẫn hơn.

Mỗi lúc cô nói chuyện hay giảng bài trên lớp thì giọng nói cô phát ra nghe mới ngọt ngào làm sao! Khi thì nhẹ nhàng, êm dịu thướt tha như làn gió mát, lúc thì trầm bổng, du dương như tiếng hót chim họa mi, khiến chúng em như lạc vào thế giới của đàn ca. Những buổi học đầu tiên biết bao là khó nhọc. Cô cầm tay từng bạn uốn nắn từng chữ, từng dòng, tập cho từng em phát âm, đánh vần từng tiếng. Những giờ giải lao, cô nắn lại gạch hàng, viết mẫu trong tập cho từng em để chúng em viết được đúng mẫu tự, ngay hàng thẳng lối.

Giờ đây, tuy đã học lớp Năm rồi nhưng lòng em luôn kính trọng và biết ơn cô giáo Huyền. Em hứa với lòng mình phải cố gắng học thật tốt để khỏi phụ công dạy dỗ của cô.

Chúc bạn học tốt !!!

12 tháng 6 2018

Mỗi ngày đến trường, ta được tiếp thu biết bao tri thức, bao hiểu biết, mà người cung cấp cho chúng ta, chỉ dạy cho chúng ta những điều ấy không ai khác chính là những người thầy, người cô giáo của ta. Trong suốt những năm tháng đi học, tôi đã được học và tiếp xúc với bao người giáo viên đáng kính. Tuy nhiên, có lẽ người giáo viên để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất chính là thầy Lâm, thầy giáo chủ nhiệm của tôi.

Thầy Lâm năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi, ở thầy là sự chững chạc, nghiêm nghị của một người đàn ông trong độ tuổi tứ tuần. Thầy có dáng người cao, hơi gầy cùng với làn da màu bánh mật khiến thầy trông đầy khỏe khoắn . Khuôn mặt thầy vuông chữ điền, mái tóc thầy đen óng, được cắt tỉa gọn gàng, trên mái tóc ấy đã xuất hiện một vài sợi tóc sâu lấm tấm do dấu hiệu tuổi tác. Vầng trán thầy cao như trán Bác Hồ, phía dưới là đôi mắt đen, sáng , đôi mắt ấy lúc nào cũng nhìn chúng em bằng cái nhìn trìu mến, ấm áp. Đặc biệt thầy có chiếc răng khểnh nên mỗi khi thầy cười, chiếc răng khểnh lại lộ ra trông rất duyên cùng với hai má lúm đồng tiền lúc nào cũng rặng rỡ.

Trang phục hàng ngày của thầy đầy lịch lãm và nghiêm túc. Mỗi sáng đến trường, thầy đều mặc những chiếc áo sơ mi nhạt màu cùng quần âu đen, khi trường có lễ hội, thầy lại khoác lên mình những bộ vest, phối cùng những chiếc ca-la-vát đầy nam tính và lịch lãm. Thầy có giọng nói ấm áp mà dõng dạc. Khi giảng bài, thầy nói to, rõ ràng từng phần kiến thức, giúp chúng tôi tiếp thu bài nhanh hơn. Thầy là một người khá nghiêm túc trong công việc, thầy luôn cố gắng hết mình để truyền đạt kiến thức cho học trò, chỗ nào chúng tôi không hiểu, thầy đều sẵn sàng giảng giải. Dường như niềm vui của thầy là được nhìn thấy học trò tiếp thu được tri thức, hiểu biết. Bên ngoài công việc, thầy lại giống như một người bạn của chúng tôi vậy. 

Thầy hay cười và rất vui tính, thầy luôn yêu thương chúng tôi, trò chuyện với chúng tôi, cho chúng tôi những lời khuyên chân thành khi có ai đó gặp khó khăn. Những giờ học của thầy bên cạnh được tiếp thu kiến thức, thầy thường đan xen kể những câu chuyện vui để giờ học bớt căng thẳng và bầu không khí được sôi nổi hơn. Lớp tôi ai cũng yêu quý thầy, thầy như người bố thứ hai, như người bạn của chúng tôi vậy. Thầy giáo của chúng tôi luôn được mọi người yêu quý bởi tấm lòng nhân hậu, sự nhiệt huyết với nghề và tình yêu thương sâu sắc với học trò.

Cuộc đời chúng ta sẽ gặp qua rất nhiều người, mỗi người sẽ có một ý nghĩa sâu sắc với ta. Với tôi, thầy Lâm là một người giáo viên mà tôi luôn kính trọng và yêu quý. Tôi sẽ cố gắng học tập chăm chỉ để sau này trở thành một người học trò mà thầy có thể tự hào.

22 tháng 12 2017

Đề bài:Suy nghĩ của em về truyện “Thầy bói xem voi”

Bài làm

“Thầy bói xem voi” là truyện ngụ ngôn có ý nghĩa phản ảnh những con người chỉ đánh giá sự vật, hiện tượng phiến diện, không có cái nhìn bao quát. Câu chuyện để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ, cần phải hoàn thiện bản thân mình hơn, đặc biệt trong cách nhìn nhận cuộc sống này. Truyện tạo ra tiếng cười hài hước, dí dỏm nhưng có ý nghĩa châm biếm, mỉa mai sâu cay.

Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” kể về câu chuyện xem voi của 5 ông thầy bói. Cả 5 ông đều có sự khiếm khuyết của bản thân mình nên đánh giá con voi chỉ từ một phía, mà từ đó đã nói lên được tổng thể con voi như thế nào. Đây là một cách đánh giá không đúng bản chất, chỉ đi vào 1 khía cạnh, quá cục bộ, địa phương. Và cuối cùng chính là cuộc ẩu đả của 5 ông thầy, vì ai cũng nhận phần đúng về phía bản thân mình.

Đây thực sự là một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục con người ta, cần phải có cái nhìn tổng thể trước khi đánh giá một việc gì đó.

Cả 5 ông thầy bói đều bị mù khi mỗi ông sờ vào một bộ phận của con voi và bắt đầu đánh giá. Ông thì sờ vòi, ông sờ chân, ông sờ đuôi, ông sờ tai, ông sờ ngà. Mỗi ông một bộ phận nên đưa ra đánh giá, nhận xét cũng hoàn toàn khác nhau. Thầy sờ ngà thì bảo nó “chần chẫn như cái đòn càn”, thầy sờ tai bảo “bè bè như cái quạt thóc”, thầy xem chân bảo “sừng sững như cái cột đình”, thầy sờ đuôi bảo “chun chun”. Các ông đã lấy cái cụ thể để miêu tả cái tổng thể, như vậy là hoàn toàn sai lầm. Những lời nhận xét của các ông thầy bói đều phiến điện và không có ai có thể đánh giá chính xác con voi có hình dáng như thế nào. Những đặc tính bên ngoài không thể nào có thể nói lên được con voi trong mắt mọi người như thế này. Như vậy, những lời đánh giá này của các ông thầy bói chỉ mang tính chất phiến diện, hoàn toàn không có căn cứ.

Và câu chuyện thêm hứng thú và đầy kịch tính khi ông thầy nào cũng muốn bảo vệ ý kiến của mình, không ai chịu thua ai. Chính vì sự khiếm khuyết trên cơ thể mà các ông thầy bói đã dẫn đến sự khiếm khuyết về suy nghĩ áp đặt cho con voi của mình. Những tranh luận đó hoàn toàn sai lầm nhưng không ai nhận sai. Đó chính là sự bảo thủ. Cuộc tranh luận kết thúc bằng ẩu đá, đánh lộn lẫn nhau gây nên sứt đầu mẻ trán của 5 ông thầy bói.

Như vậy câu chuyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” với sự phán xét phiến diện, không có căn cứ của 5 ông thầy bói đã giúp cho người đọc nhận ra nhiều điều trong cuộc sống này. Khi muốn đánh giá một sự vật, hiện tượng nào đó, hay là một con người cụ thể thì cần có cái nhìn tổng quát nhất để có thể không bỏ sót bất kì một khía cạnh nhỏ nào.

22 tháng 12 2017

Đề bài :Viết đoạn văn kể về 1 tiết học mà em yêu thích

Trong tất cả các môn học em thích nhất là môn Âm nhạc. Môn học này là một môn học thú vị và mang lại nhiều cảm hứng cho em nhất. Sau những giờ học căng thẳng như Toán hay Ngữ văn em có thể được thư giãn bằng các bài hát trong tiết Âm nhạc. Những bài hát em được học thực sự rất hay và ý nghĩa biết bao. Chúng không chỉ nói về tình yêu quê hương, về tình bạn mà dường như chúng còn đưa em đến những chân trời mới, những khoảng trời thơ mộng của tuổi học trò.  Mỗi khi cả lớp cùng hát và cùng vỗ tay theo nhịp điệu của bài hát, em cảm thấy như được hòa làm một cùng những người bạn thân yêu của mình. Dù sau này có lớn lên và trở thành một con người khác em cũng sẽ không bao giờ quên những bài hát ý nghĩa này. Chúng chính là một trong những kí ức đẹp nhất của tuổi học trò của em.

26 tháng 12 2021

1,Chúng ta là những người được dìu dắt, bảo ban yêu thương và nâng đỡ, hơn ai hết chúng ta cần thấm nhuần truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo của dân tộc để có thể phát triển bền vững, không quên đi cội nguồn, gốc rễ của mình. Trong dòng đời vội vàng tấp nập, đôi lúc cần sống chậm lại để chiêm nghiệm về những người đồng hành xung quanh, đừng chỉ biết lao đi như những con thiêu thân mà quên đi những giá trị vĩnh hằng đang tồn tại, quên đi những người thiêng liêng cho ta một nền tảng vững chãi, tuyệt vời.

26 tháng 12 2021

2,Thầy cô là những người đưa đò cần mẫn, còn chúng ta là những khách đi đò. Nhưng mấy ai qua sông còn nhớ người lái đò năm ấy, nhớ những giọt mồ hôi thầm lặng rơi, nhớ những nụ cười hay những giọt nước mắt rỏ xuống biết bao lần cùng thanh xuân nhỏ bé này. Trong hành trình dài rộng của cuộc đời, trong những bài học cuộc sống dạy ta sau mỗi lần vấp ngã, trong những yên vui có khi lớn lao có khi bình dị luôn có bóng dáng người lái đò nhỏ bé thiêng liêng. Họ tạc vào núi sông những tên tuổi làm rạng danh non sông. Họ đã cống hiến và hy sinh hết mình cho tương lai của dân tộc, vì sự nghiệp chung một cách nhiệt thành và máu lửa nhất. phải chăng vì vậy mà có câu hát cứ mãi bồi hồi “trái tim em đỏ rực như hoa phượng thắm”.

    Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:

                                  Công cha như núi Thái Sơn

                      Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

                                 Một lòng thờ mẹ kính cha

                           Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

     Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.

     Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:

                         Công cha như núi Thái Sơn

               Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

      Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khỏe mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.

     Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:

                               Một lòng thờ mẹ kính cha

                       Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

     Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

     Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.

     Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.

      Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

      Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.

#Học tốt!!!

12 tháng 12 2016

Có lẽ trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành, thầy cô giáo cũng có công lao rất lớn. Còn đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì thầy cô giáo chính là những người cha , người mẹ thứ hai.

Thầy cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em . Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh . Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến .Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị . Thầy cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn , thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ . Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển,lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn , để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui ,niềm không chỉ riêng của chúng em , mà còn của thầy cô nữa.Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng ,cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.

Bài văn cảm nghĩ về cô giáo

Bài văn cảm nghĩ về cô giáo - Ảnh minh họa

Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất ,thời của tuổi mộng mơ,của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi,của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em ,uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn .Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó , thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa , là biết cách cư xử cho phải phép . Rồi từng ngày ,chúng ta bướclên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức .Thầy cô luôn dõi theo chúng ta . Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ , một lần không thuộc bài ,thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở .Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức ,cho chúng em một tương lai tươi đẹp .

Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Nguyễn Huệ, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt ,mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ.Ở đây,thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy,người cô mà còn là người cha người mẹ .Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc ,những tâm sự của chúng em .Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng.Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em .Thầy cô khẽ cười và gật đàu khi chúng em cúi chào lễ phép .Nhưng thầy cô buồn khi chứng kiến chúng em hỗn láo.Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư,để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em.Vâng,tất cả ,tất cả ,từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng,vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em.

Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc.Tình mẫu tử ,tình phụ tử ,tình anh em và cả tình thầy trò .Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau .Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò ,một tình thầy trò thực thụ.Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô.Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11.Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em.Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em,để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện.Thầy cô ơi ,thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời.Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô.

12 tháng 12 2016
Mở bài: - Giới thiệu chung về thầy cô giáo
Thân bài: - Lý do mình yêu mến thầy, cô giáo
- Hình ảnh thầy cô giữa đàn em nhỏ
- Giọng nói thầy cô lúc giảng bài rất hay
- H/ảnh thầy cô theo dõi lớp học
- H/ảnh thầy cô vui mừng khi học trò đạt thành tích cao trong học tập, thể thao,...
- H/ảnh thầy cô buồn khi có học sinh vi phạm kỷ luật, học tập
- Thầy cô quan tâm đến sự buồn vui của lớp
- Thầy cô là những người chia sẻ khi em gặp chuyện đâu buồn
=> do đó, hình ảnh những người thầy cô đã để lại trong em nhiều tình cảm và ký niệm tốt đẹp mà không bào giờ em có thể quên được.
Kết bài: - Tình cảm về thầy ,cô giáo. Có thể hứa hẹn. 
Tập làm văn lớp 7
15 tháng 4 2020

                                                                          Bài làm

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để (phó từ)truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm(từ Hán Việt) đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi muốn đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:

“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

Tham KHẢO NHA
HOK TỐT
# mui #